Về nhân vật Hermann Hainer trong “Dưới bánh xe cuộc đời”

LifewithBook LifewithBook
480 0 0

Chào các cậu, sau khi đọc hết cuộc “Dưới bánh xe cuộc đời” của Hermann Hesse đã thôi thúc mình làm một chuỗi review về các nhân vật trong tác phẩm.

Bởi sau khi đọc xong cuốn sách này mình nhận ra có quá nhiều điều dáng để suy ngẫm và chia sẻ. Nó xuất phát từ cách tác giả chọn từng nhân vật với từng ngụ ý riêng. Mình không biết nên viết review cả cuốn sách thế nào vì có nhiều vấn đề nhỏ nên mở đầu cho chuỗi review cuốn này mình chọn nhân vật HERMANN HEILNER.

Trong cuốn sách này Heilner không phải là nhân vật chính, nhưng cậu để lại cho mình nhiều ấn tượng đặc biệt sâu sắc, ngay từ cái tên Hermann - đó cũng là tên của tác giả.

“Hans giữ yên lặng. Câu bạn Heilner này hẳn là một đứa lạ lùng : Một kẻ lãng mạn và một nhà thơ.”

Heiler là một đứa trẻ khác với những đứa trẻ có mặt ở học viện. Cậu bé ấy ban đầu được biết là một nhà thơ với những quan điểm về đời sống khác biệt. Vượt ra bên ngoài các chuẩn mực và khuân mẫu mà nhà trường đang cố uấn nắn những đứa bé nơi này. Cậu có đủ sức tưởng tượng, sự mộng mơ đan xen cả ngông cuống.

Và cậu cũng là người bạn duy nhất của Hans- nhân vật chính đầy bất hạnh. Hans trái lại là học sinh gương mẫu còn được gọi là “mọt gỗ”. Cậu được giáo viên để ý một cách coi trọng không giống với Heilner là đứa trẻ luôn trong diện quan sát, thậm chí rằng còn từng bị cấm túc vì đánh nhau.

Thật kì diệu rằng chúng đã chơi với nhau và cần nhau như mảnh ghép bị khuyết thiếu của chính mình. Heilner luôn cần Hans lắng nghe mình, một người không nhất thiết phải hiểu hết những điều cậu nói nhưng vẫn nghe. Còn Hans vừa vặn là một người đủ sức để thực hiện điều đó. Có thể cả hai đều cô đơn, mỗi người lại cô đơn theo một cách khác.

Có lẽ Heilner chính là hiện thân của tác giả, hiện thân cho những kẻ còn giữ được sự ngạo nghễ, bản tính riêng biệt và chất nghệ sĩ. Trong lòng một không gian bao cấp từ trên xuống dưới, từ những thứ nhỏ bé như đi đứng ăn uống nói năng đến tư tưởng đều đã được dập khuôn sẵn và nhiệm vụ thầy cô giáo ở đây là làm sao để biến những học viên của mình thành những cái khuôn hoàn hảo, thì, cậu vẫn có đủ sự lãng mạn để nằm dưới một gốc cây, hít một hơi căng đầy không khí của mùa thu và cảm nhận từng đợt gió nhè nhè thổi qua kẽ tóc. Cậu không đâm đầu vào học tất thảy những đứa trẻ đang cố đạt được vị trí hạng nhất kia, cậu cảm thấy các bài này đôi lúc thật vô dụng, chúng chẳng giúp ích được gì cho cuộc đời và cho chính cậu.

Heilner dám khóc. Một hành động được cho là tối kị với đám con trai ở đây. Heilner không cần đến lời khen, sự tán thưởng. Cậu chỉ ôm lấy cuộc sống của riêng cậu với những mộng mơ ít ỏi còn sót lại.. Chẳng phải chị Tư đã nói thế này : Ba đồng một mớ mộng mơ

Thế nên làm sao mà trách được khi mọi người nhìn một người lãng mạn, một nhà thơ là một kẻ lạ lùng. Đời sống hiện tại đang dần đẩy con người đi vào sự khô khan nơi tâm hồn, khi mà những vần thơ được thay thế bằng áp lực, bằng cuộc sống, và bằng cả những nỗi lo âu rất đỗi thường nhật. Chúng ta có thể nhìn thấy, có thể đón nhận nhưng chẳng có mấy ai trong chúng ta sẽ chọn làm kẻ mộng mơ cả.

Phải công nhận rằng nhờ có cậu bé này, mà nhân vật chính của tác phẩm mình cho rằng đã được sống những ngày có chút khác biệt. Dù có thể Hans đôi lúc thấy tình bạn này chỉ là một thứ trách nhiệm. Xong nếu không có cậu, Hans chưa chắc nhận ra chuỗi đời sống buồn bã này. Mặc dù kết cục dù là Hans hay Heilner đều buồn bã giống như nhau.

Theo: Linh Linh - LifeWithBook - Hội những người thích đọc sách

Top